Vì sức khỏe, sắc đẹp và sức sống trường thọ của con người

Tác dụng của nước điện giải ion kiềm đối với bệnh gout?

28/02/2024
Gout là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purin gây đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Gout là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purin gây đau đớn và nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
 
Căn bệnh “nhà giàu” gây đau đớn khủng khiếp cho người bệnh

1. Gout và biến chứng của bệnh

Bệnh gout là gì?
Gout, còn gọi là Gút theo định nghĩa mới nhất của Hiệp hội chống các bệnh thấp khớp châu Âu thì “Gout là căn bệnh do sự lắng đọng tinh thể muối urate natri (monosodium urat) trong cơ thể. Những tinh thể urat sẽ gây tổn thương cơ quan, tổ chức tại những nơi nó lắng đọng”.

 

Bệnh gout là gì?

Thực trạng phổ biến
Trong những năm gần đây, ở nước ta, khi điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, cùng với thói quen ăn uống không hợp lý đã làm tăng số bệnh nhân mắc Gout ngày càng cao. Theo thống kê của Khoa xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 20 năm thì tốc độ gia tăng bệnh Gout ở mức báo động từ 1.5% (1978 – 1989) đến 6.1 % (1991 – 1995) và lên đến 10.6% (1996 – 2000). Còn theo khảo sát của Viện Gout từ 7/2007 – 7/2012 có hơn 22.000 người mắc bệnh gout. Trong đó, số bệnh nhân Gout tại TP HCM chiếm hơn 1/3 bệnh nhân gút trên cả nước, đến 8.246 người.
 
Độ tuổi chịu ảnh hưởng Phần lớn là nam giới tuổi trung niên từ 40 – 50 tuổi có cơn gout cấp trên tiền sử bệnh tiềm ẩn hoặc có nguy cơ cao là béo phì, nghiện cafe, rượu thường xuyên, dùng thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporrin…
Giới tính  Tỷ lệ đàn mắc bệnh gout ở đàn ông cao hơn nhiều so với phụ nữ
Mức độ phổ biến  Bệnh có chiều hướng gia tăng nhanh chóng và trẻ hóa trong những năm gần đây.
 
 

Thực trạng tăng axit uric máu tăng theo độ tuổi

Biến chứng của bệnh
Ở bệnh nhân gout, tinh thể urat natri lắng đọng tại đâu sẽ gây ra tổn thương ở đó như phần mềm quanh khớp, khớp, thận, mạch máu, tim, mạch… là những nơi hay phát hiện thấy tinh thể muối urat natri. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, theo thời gian, tổn thương ngày càng nhiều và gây ra những hậu quả nặng nề.
 
- Lắng đọng tại khớp: tinh thể urat natri gây viêm màng hoạt dịch, viêm hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, tiêu đầu xương, làm cho khớp bị thoái hóa dần. Sự tiến triển của thoái hóa khớp sẽ dẫn đến mất khả năng vận động khớp. Nhiều khớp bị thoái hóa sẽ dẫn đến tàn phế. Thoái hóa khớp là hậu quả tất yếu của bệnh gút.
 
- Tích tụ nhiều tại phần mềm quanh khớp: sẽ tạo nên các khối gọi là tophi. Tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp. Tophi chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Tophi có thể bị vỡ, rò urat khó liền, dễ bị nhiễm trùng. Có trường hợp đã phải cắt cụt chi.
 
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh

- Tập trung ở các ống thận: gây viêm kẽ thận, làm tắc các ống thận. Khi lắng đọng ở xoang thận có thể tạo thành sỏi thận. Viêm kẽ và tắc ống thận tất yếu sẽ dẫn đến suy thận. Thận hoạt động bù trừ tốt, nên suy thận thường âm thầm tiến triển trong một thời gian dài, mà không có biểu hiện triệu chứng sớm như thoái hóa khớp. Khi suy thận đã rõ rệt, tiên lượng trở lên nghiêm trọng. Việc điều trị suy thận ở giai đoạn muộn ít có hiệu quả, người bệnh có thể tử vong do suy thận.
- Lắng đọng tại tim: gây viêm màng trong tim và cơ tim, tổn thương van tim có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Lắng đọng trong các mạch máu: lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch gây tổn thương phát triển ở mạch máu, giảm lưu thông máu, có thể gây tắc mạch, nhất là ở mạch vành của tim dễ gây tai biến tim mạch nguy hiểm.

2. Cơ chế và nguyên nhân gây ra gout
 
Bệnh gout cần được phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hại

Cơ chế sinh ra bệnh Gout
Gout là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các axit nhân của các tế bào, giảm đào thải axit uric ra ngoài gây tích tụ uric trong máu, hậu quả dẫn đến các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây suy thận hoặc sỏi thận. Thông thường, nếu các chức năng trong cơ thể hoạt động bình thường thì axit uric sẽ được đào thải ra nhanh chóng thông qua hệ bài tiết. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất ra quá nhiều axit uric hoặc thận không đủ nước để đào thải nhanh, lượng axit uric tăng lên và lưu trữ trong cơ thể của bạn.
 
Ở người khỏe mạnh, nồng độ acid uric trong máu thường dưới 6,5mg/100ml. Bệnh Gout xuất hiện khi nồng độ axit uric máu và trong dịch cơ thể cao hơn bình thường gây mất cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể trong thời gian dài. Khi đó axit uric được lắng đọng, kết tủa dưới dạng muối urat ở các cơ quan trong cơ thể. Các tinh thể urat sắc nhọn (giống như kim tiêm) sẽ bắt đầu phát triển ở các mô xung quanh và các khớp xương, gây viêm sưng, đau đớn. Các cơn đau gout thường xuất hiện đột ngột và đau dữ dội ở khớp nếu không có biện pháp khắc phục và tình trạng bệnh sẽ tăng nặng theo thời gian. Trường hợp các cơn đau dẫn tới sốt và những ổ khớp trở nên nóng viêm, nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm.
 
Nguyên nhân gây bệnh
Tăng axit uric máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gout. Người bị bệnh gout quá trình tăng sinh tổng hợp axit uric trong cơ thể, đồng thời giảm bài xuất axit uric qua thận gây ra.
- Tăng axit uric bẩm sinh
Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần men HGPRT (Hypoxanthin-guanin-phosphoribosyl-transferasse) là một bệnh di truyền, ở nam giới hoặc tăng hoạt tính của men PRPP (phosphoribosyl-pyrophosphat synthetase).
- Gout dạng nguyên phát
Chiếm đại đa số các trường hợp, nguyên nhân chưa rõ, bệnh tùy theo tính cơ địa, gia đình, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric.
- Gout dạng thứ phát
Tăng giáng hóa purin kiềm nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) như các bệnh về máu (bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu kinh thể tủy, thiếu máu tan máu),…
Giảm thải axit uric qua thận: bệnh viêm thận mạn tính, suy thận do nhiễm độc.
Do ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhân purin (phủ tạng độc vật, thịt đỏ, hải sản…), uống nhiều rượu cũng là tác nhân gây ra bệnh này
 
Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin là nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh gout

Phát hiện bệnh sớm
Gout là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng và hủy hoại cơ thể con bệnh. Phát hiện và điều trị bệnh sớm mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Để phát hiện sớm bệnh gout, bạn cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ.
 
Nồng độ axit trong huyết tương Nam (*) Nữ (*)
Nồng độ axit uric trong huyết tương (người bình thường) 5 ± 1 mg/dl 4,0 ± 1 mg/dl
Nồng độ axit uric trong huyết tương (người dễ bị gout) 7,0 mg/dl (> 420 mmol/l)  > 6 mg/dl (> 360 mmol/l)
 
 
 
(*): Nồng độ axit trong huyết tương có thể thay đổi theo phương pháp xét nghiệm, tuổi hay giới tính

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
3. Các cách điều trị bệnh gout
Những người có hàm lượng axit uric tăng cao hơn so với người bình thường thì cần giải pháp điều trị thích hợp và điều chỉnh chế độ ăn. Hiện nay, các phương pháp điều trị gút hiện nay thường tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Cách này chỉ có hiệu quả với tình trạng bệnh mới phát hoặc nhẹ. Đối với các trường hợp nặng và gây biến chứng, những phương pháp này không còn tác dụng. Để điều trị cơ bản, ngoài hạn chế các nguyên nhân gây tăng axit uric, bạn cần kết hợp đồng thời 3 cơ chế như sau:
 
Điều trị bằng thuốc
Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc:
- Thuốc ức chế phản ứng tạo thành axit uric: thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric). Thuốc chỉ nên dùng các đợt cấp để đề phòng tái phát.
- Thuốc đào thải axit uric qua thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran).
- Thuốc giảm đau trong các đợt cấp bằng colchincin.

Cân bằng chế độ ăn uống thích hợp
- Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong hạn chế các cơn gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gout mạn tính. Vì vậy, khi bị gout, bạn hãy giảm lượng thức ăn, đồ uống có tính axit, nhất là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Bạn nên sử dụng các loại thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc các loại hạt, phomat, rau, củ, quả, bơ, trứng, sữa… Đây cũng là lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ.
 
Người bị gout nên ăn nhiều rau xanh

- Tuyệt đối không uống cà phê, rượu, bia vì làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận và làm tăng lactat máu.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, chú ý người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ và an toàn
- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng cách uống đủ nước để tăng bào tiết cơ thể, đào thải axit ra bên ngoài nhanh chóng. Bạn nên uống nước có khoáng, tránh các loại nước ngọt có gas và chứa nhiều axit.

Nguyên tắc quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Hạ axit uric trong máu
Tìm cách hạ acid uric máu để dự phòng những cơn gout tái phát và ngăn ngừa biến chứng như thận, khớp, tim, mạch. Trường hợp nặng, bạn có thể truyền Na HCO3 để kiềm hóa máu và giải độc khẩn cấp.

Điều trị các bệnh lý kèm theo
Bệnh Gout xuất hiện là do cơ thể quá dư thừa axit uric. Bên cạnh đó, khi hàm lượng axit dư thừa, nhiều bệnh lý kèm theo xuất hiện trong cơ thể như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu.

Kiềm hóa cơ thể
Điều trị Gout cần phải có một giải pháp tổng thể, việc trung hòa và loại bỏ lượng acid dư thừa là điều quan trọng và cần thực hiện hàng ngày, hạn chế tối thiểu quá trình gây tích tụ urat trong cơ thể. Do đó, kiềm hóa cơ thể, cân bằng môi trường axit-kiềm là nguyên tắc cốt yếu giải quyết tận gốc cho bệnh Gout.
 
Vì sao nước ion kiềm hỗ trợ phòng và điều trị bệnh Gout hiệu quả?
Ngoài cân chỉnh chế độ ăn riêng dành cho người bị gout, bạn nên kết hợp uống nước ion kiềm để có tác dụng tốt nhất trong hỗ trợ điều trị bệnh tận gốc. Uống nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 là giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Là phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chứng nhận, các chuyên gia, bác sĩ cũng khuyên dùng loại nước tốt này trong việc phòng ngừa và chữa bệnh.
 
Nước ion kiềm (Alkaline ionized water) còn được gọi là nước điện giải ion kiềm, nước kiềm, nước Hydrogen, nước Hydro, nước hoàn nguyên. Nước này được tạo ra từ máy điện giải qua quá trình điện phân nước làm biến đổi các tính chất nước như phân tử nước ion kiềm siêu nhỏ 0.5nm (nhỏ hơn phân tử nước bình thường gấp 5 lần), chứa nhiều phân tử Hydro, có tính kiềm tự nhiên, chứa nhiều vi khoáng.
 
Nước ion kiềm giàu Hydro có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau

Việc trung hòa và loại bỏ lượng axit dư thừa trong cơ thể người bệnh là điều quan trọng, nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 có tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hòa và loại bỏ axit dư thừa trong cơ thể hiệu quả, trong đó có axit uric. Các ion kiềm có trong nước giúp kiểm soát và đẩy nhanh hàm lượng axit uric ra khỏi cơ thể làm thuyên giảm cơn đau, các khối sưng không bị to lên và hạn chế sự hình, phát triển và các biến chứng bệnh. Đặc biệt, nước ion kiềm còn giàu Hydro, có tác dụng khử oxi hóa mạnh nhờ giá trị ORP(-) giúp chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, phân tử nước siêu nhỏ và các vi khoáng có lợi cho cơ thể của nước ion kiềm giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn giúp axit dư được đẩy ra ngoài nhanh chóng và theo nhiều cách khác nhau. Việc uống nước ion kiềm là liệu pháp tự nhiên và đơn giản, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện giúp mang lại hiệu quả cao nhất.
 
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nước ion kiềm, tác dụng của nó và các loại nước điện giải ion tốt nhất hiện nay thì có thể liên hệ qua hotline 0822628555 để được tư vấn cụ thể. 
 
Tác giả: Lệ Huyền
Nguồn: Vietnamnet
 
CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT VIỆT ALKARI
  • Nhà Máy: Km12, QL379, Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên
  • Điện thoại: 0822.628.555
  • Email: info@alkari.com.vn
  • Website: www.alkari.vn / www.alkari.com.vn
TÌM CỬA HÀNG GẦN BẠN

TÌM CỬA HÀNG GẦN BẠN

LIÊN HỆ ALKARI

LIÊN HỆ ALKARI

CẦN ĐẶT NƯỚC

CẦN ĐẶT NƯỚC