Vì sức khỏe, sắc đẹp và sức sống trường thọ của con người

Vì sao nước điện giải ion kiềm giúp hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp?

28/02/2024
Cao huyết áp là bệnh đứng hàng thứ 3 trong số 10 căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy bạn không nên coi thường.
Cao huyết áp là bệnh đứng hàng thứ 3 trong số 10 căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy bạn không nên coi thường.
 
Đừng coi thường bệnh cao huyết áp

1. Nguyên nhân và biến chứng bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
 
Độ tuổi chịu ảnh hưởng Thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên những người trẻ từ 30 – 35 tuổi cũng được chuẩn đoán với nguy cơ mắc bệnh cao
Giới tính Bệnh không phân biệt giới tính nhưng phổ biến hơn ở đàn ông
Mức độ phổ biến Khoảng 27% người trưởng thành mắc căn bệnh này

1.1. Thực trạng
Thế giới hiện có 1,13 tỷ người sống chung với bệnh cao huyết áp, chủ yếu tập trung tại châu Á và châu Phi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính huyết áp cao gây ra 7,5 triệu cái chết mỗi năm, tương đương 13% ca tử vong trên toàn cầu. Theo kết luận của Majit Ezzati, giáo sư sức khỏe môi trường từ Đại học Hoàng gia London (Anh) trên tờ The Lancet ngày 15/11, số người huyết áp cao đã tăng gần gấp đôi từ năm 1975 đến 2015. Ở hầu hết các nước, đàn ông dễ bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Trung Quốc, Ấn Độ là 2 quốc gia có số bệnh nhân bị cao huyết áp đáng báo động với lần lượt 226 triệu và 220 triệu người được ghi nhận.

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh
- Thừa cân và béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể(BMI) là 23 hoặc cao hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
 
Thừa cân và béo phì dễ dẫn đến bệnh cao huyết áp

- Ăn mặn: làm tăng huyết áp ở một số người.
- Hút thuốc lá gây co mạch và tăng xơ vữa mạch.
- Rượu: uống rượu nặng và thường xuyên có thể gây tăng huyết áp đột ngột.
- Thiếu vận động: một cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân và làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
- Stress: nó được đề cập đến như một yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, mức độ stress rất khó đánh giá và thay đổi theo từng người.
- Di truyền: tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc những người thân của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
- Tuổi tác: Nhìn chung, tuổi càng cao bạn càng dễ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35 – 50. Phụ nữ có thể bị tăng huyết áp sau mãn kinh.
- Mắc các bệnh lý về thận như viêm cầu thận, sỏi thận, niệu quản, hẹp động mạch thận; các bệnh về nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến yên, u tủy thượng thận, u vỏ thượng thận; và các bệnh lý về mạch máu và cơ tim như hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, bệnh Takayasu…

1.3. Cách xác định tình trạng tăng huyết áp
Người bệnh có thể dùng huyết áp kế thủy ngân hoặc huyết áp kế điện tử tự động để đo huyết áp. Nhưng lưu ý, không nên uống cà phê, hút thuốc lá hoặc dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến huyết áp (như thuốc chống sung huyết mũi) trước khi đo.
 
Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm thương (mmHg)
Bình thường <120 <800
Tiền tăng huyết áp 120 – 139 80 – 90
Tăng huyết áp giai đoạn 1 140 – 159 90 – 99
Tăng huyết áp giai đoạn 2 ≥ 160 ≥ 100
 
 
1.4. Biến chứng bệnh
Tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan như tim, não, mắt, động mạch ngoại biên.
- Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
 
Tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao

- Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.

2. Tác dụng tích cực của nước ion kiềm đối với bệnh cao huyết áp
2.1. Giải thích quá trình nhiễm toan gây tăng huyết áp
Tăng huyết áp là trạng thái máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao và kéo dài. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể. Hệ thống máu trong cơ thể người giống như một hệ thống giao thông, mang chất dinh dưỡng và oxy đến các mô của cơ thể, đồng thời mang sản phẩm chất thải ra khỏi các mô và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể.
 
Lưu thông máu kém gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm

Để làm được những điều này hệ thống giao thông của bạn phải lưu thông liên tục. Nhưng nếu bạn mất nước thì máu của bạn đặc hơn khiến tim phải hoạt động tích cực hơn để vận chuyển máu khắp cơ thể. Hàm lượng nước trong máu chiếm đến 95% vì vậy nếu máu quá đặc sẽ hạn chế lưu thông trong cơ thể và trở thành axit. Quan trọng hơn, các bệnh thoái hóa thường bắt đầu trong môi trường có tính axit. Còn quá trình axit hóa (nhiễm độc axit) trong cơ thể cũng bắt đầu từ trong máu.
 
Thông thường, độ pH của máu được duy trì trong phạm vi an toàn là từ 7.3 – 7.45. Trong máu luôn có chất đệm (bộ đệm kiềm) natri bicarbonate giúp trung hòa các hợp chất axit mạnh ra khỏi tế bào như sản phẩm chất thải của quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó tác động (ô nhiễm môi trường, căng thẳng, thức ăn quá chứa nhiều axit, các bệnh lý…) làm cơ thể không sản xuất đủ bộ đệm kiềm đưa vào trong máu. Khi mức độ bộ đệm quá thấp trong máu, nồng độ axit tăng cao dẫn đến hiện tượng nhiễm toan (axit hóa hay còn gọi là nhiễm độc axit trong máu). Khi cơ thể bị nhiễm toan sẽ làm huyết áp tăng cao.
 
Theo Tiến sĩ  Kancho Kuninaka – một trong những người tiên phong trong xử lý nước ion kiềm hóa ở Nhật Bản kết luận rằng, tất cả các bệnh nhân cao huyết áp đều có tình trạng nhiễm toan và gần như không có ngoại lệ nào. Ông còn cho biết thêm: “Đã có nhiều trường hợp lâm sàng thành công khi sử dụng nước kiềm pH cao, nước ion kiềm ion hóa axit làm giảm huyết áp”.
 
Bổ sung nước ion kiềm giúp trung hòa các axit dư thừa, làm thuyên giảm tình trạng bệnh

2.2. Chứng minh tác dụng của nước ion kiềm trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
Nước ion kiềm là gì?
Nước ion kiềm (Alkaline ioniezed water) còn được gọi là nước điện giải ion kiềm hay nước ion kiềm giàu Hydro, nước Hydrogen, nước Hydro hoặc nước hoàn nguyên (trong tiếng Nhật). Khác với các loại nước kiềm khác (như nước kiềm đóng chai), nước ion kiềm được tạo ra ở cực âm của máy điện giải qua quá trình điện phân. Nước ion kiềm dùng để uống tốt cho sức khỏe thường ở mức pH từ 8.5 – 9.5. Đây là loại nước được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích toàn người dân sử dụng trong thông cáo dược phẩm số 763.
 
 
Nước ion kiềm là gì?
 
Thông cáo dược phẩm 763 của Bộ Y tế Nhật Bản

Tác dụng của nước ion kiềm đối với bệnh cao huyết áp
Nhiều giả thuyết đã chứng minh rằng uống nước ion kiềm giúp các bệnh nhân cao huyết áp nhanh chóng cải thiện sớm tình trạng, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe cho người bệnh. Quá trình này được giải thích bằng các tính chất ưu việt nước ion kiềm (mà các loại nước khác không hề có được) như sau: Khi máu có độ pH cao (kiềm) sẽ chứa nhiều oxy hơn máu có độ pH thấp (axit) đồng thời máu có tính kiềm cao sẽ có độ nhớt cao giúp tim không cần bơm mạnh, làm giảm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, các ion canxi (chất khoáng) trong nước ion kiềm hóa có thể hòa toan được các mảng bám và cholesterol tích tụ trong thành động mạch, giúp thông thoáng lòng động mạch để vận chuyển máu thuận lợi và dễ dàng hơn.
 
Nước ion kiềm có 4 tính chất ưu việt mà các loại nước khác không có được

Nước ion kiềm thường tồn tại có các cụm nước nhỏ, chỉ khoảng từ 3 – 5 phân tử trong khi các loại nước thông thường như nước đóng chai, nước máy, nước ngọt… có cụm phân tử lớn lên đến 30 – 100 phân tử làm các tế bào sẽ khó tiếp nhận, dễ dẫn đến nước chỉ đi xung quanh tế bào và thoát ra ngoài. Còn nước ion kiềm sẽ dễ dàng chui qua màng tế bào thông qua kênh dẫn nước và vào trong máu, khiến máu đặc (máu bị nhiễm axit) loãng hơn và dễ dàng lưu thông trong cơ thể, làm giảm huyết áp cho bạn. Đồng thời, nước ion kiềm còn cung cấp tính kiềm tự nhiên để trung hòa axit dư thừa trong máu, đưa máu trở về môi trường có pH cao, tăng độ nhớt và giúp lưu thông máu, thuyên giảm tình trạng huyết áp cao. Điều này sẽ không xảy ra nếu bạn sử dụng các loại nước đóng chai hoặc nước máy.
 
Từ đó có thể thấy, cấu trúc phân tử và tính kiềm tự nhiên của nước ion kiềm rất quan trọng, vì vậy hãy làm loãng máu, tăng lưu thông máu và hạ huyết áp bằng cách uống nước điện giải ion kiềm hằng ngày. Đây cách hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên và an toàn, không giống với các loại thuốc Tây giúp loãng máu, cân bằng kiềm toan trong máu, hạ huyết áp nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Đặc biệt, trong nước ion kiềm còn chứa nhiều Hydro (chất chống oxy hóa cực mạnh). Hydro được coi là chất chống oxy hóa hoàn hảo vì là vật chất nhỏ nhất, có thể dễ dàng thẩm thấu mọi nơi trong cơ thể, di chuyển đến vùng có nhiều gốc tự do và loại bỏ nó theo cách sau:
 
Khi Hydro được hấp thụ vào cơ thể, các phân tử này sẽ kết hợp với các gốc tự do tạo thành nước, lúc này gốc tự do đã hoàn toàn vô hại và không còn khả năng tấn công các phân tử khác để cướp e-: H2 + .OH = H2O + H. (.OH là Hydroxyl Radical – một loại gốc tự do điển hình dẫn đến quá trình lão hóa cơ thể và gây ra nhiều loại bệnh khác nhau).
 
Như vậy, uống nước ion kiềm mỗi ngày sẽ cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa (Hydro), loại bỏ gốc tự do đồng thời nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể phòng chống và hỗ trợ điều trị các loại bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, gout, tiểu đường… Nước ion kiềm cũng hỗ trợ chữa bệnh huyết áp cao vì bệnh tim mạch có mối liên quan mật thiết với huyết áp cao.
 
Rõ ràng, từ những thông tin trên, bạn có thể thấy nước ion kiềm có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp mà bạn nên tham khảo. 
 
Nguồn: Vnexpres
 
CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT VIỆT ALKARI
  • Nhà Máy: Km12, QL379, Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên
  • Điện thoại: 0822.628.555
  • Email: info@alkari.com.vn
  • Website: www.alkari.vn / www.alkari.com.vn
TÌM CỬA HÀNG GẦN BẠN

TÌM CỬA HÀNG GẦN BẠN

LIÊN HỆ ALKARI

LIÊN HỆ ALKARI

CẦN ĐẶT NƯỚC

CẦN ĐẶT NƯỚC